Làm sao để bé hết vặn mình khi ngủ, 5 việc bố mẹ cần làm

Khi trẻ được vài tuần đến 2 tháng tuổi, nhiều trẻ xuất hiện hiện tượng rướn mình, vặn người khi ngủ khiến bố mẹ lo lắng.

Lý do khiến trẻ sơ sinh hay rướn người vặn mình?

Trẻ rướn người hay vặn mình là biểu hiện sinh lý bình thường do hệ thần kinh của bé chưa phát triển. Hiện tượng vặn mình thường xảy ra khi bé được vài tuần tuổi và sẽ mất đi khi bé khoảng 4 tháng tuổi.

Nguyên nhân của việc này là khi các bé chào đời, các bé sẽ chưa quen với môi trường bên ngoài túi ối, các tế bào thần kinh chưa kịp phân biệt, vỏ não vẫn chưa phát triển hoàn thiện dẫn đến bé có các hành động múa vờn, động tay chân thường xuyên. Còn có một vài nguyên nhân khác:

– Do bé đói, chưa ăn đủ no

– Chỗ ngủ của bé không thoải mái

– Có những tác nhân xung quanh gây khó chịu như quá nhiều ánh sáng, tiếng ồn lớn

– Tã bị ướt, quấn khăn chật chội, nhiệt độ phòng quá nóng hoặc lạnh cũng là bé khó chịu

– Bé rặn đi tiểu hoặc đại tiện

Hầu hết những bố mẹ lần đầu không có kinh nghiệm khi thấy bé vặn mình, thấy con vặn mình nhưng họ cũng chẳng biết phải làm gì. Có những bé sẽ dừng vặn mình khi đến giai đoạn phù hợp, nhưng có những bé bị tái lại hoặc có dấu hiệu tăng lên. Vặn mình ở trẻ không phải bệnh lý nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh vặn mình, rướn người

Vì vậy dựa vào các nguyên nhân trên, bố mẹ cần xử lý:

– Kiểm tra tã của bé có bị ướt, quần áo có bị ướt hay không, quá dày hay quá mỏng hay không.

– Nhiệt độ phòng ngủ nên từ 27-29 độ, không quá sáng, yên tĩnh hoặc có tiếng ồn nhẹ, đều đặn như nhạc nhẹ.

– Bố mẹ nên để ý cơn vặn mình của bé có lâu không, có tự hết không hay tăng lên.

– Có thể kiểm tra vài dấu hiệu khác như đổ mồ hôi trộm, bé biếng bú, nôn ói, nấc,… chứng tỏ bé đang bị thiếu Canxi và Vitamin D.

– Nên kiểm tra da của bé, chú ý các vùng da có nếp gấm, xem có bị nổi mẩn ngứa, đỏ, hay viêm loét gì không.

Theo các chuyên gia của Methongthai.net, trẻ sẽ tự hết vặn mình sau 4 tháng tuổi. Nếu sau giai đoạn trên mà con bạn vẫn chưa hết vặn mình, thậm chí ngủ ít hơn, nôn trớ do vặn mình, cân nặng không tăng thì cần đưa con đi khám ngay. Tại các cơ sở nhi khoa, bác sĩ sẽ khám và kiểm tra cẩn thận, tìm nguyên nhân chính xác, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp để chấm dứt tình trạng này sớm.